Cách điều trị viêm gan như thế nào? Phương pháp điều trị và cách chăm sóc tại nhà.
Viêm gan là một trong những loại bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng gan. Việc điều trị viêm gan đúng cách không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan. Vậy điều trị bệnh viêm gan như thế nào là hiệu quả và an toàn nhất? Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ các yếu tố điều trị bệnh viêm gan để giúp để giúp bạn bảo vệ sức khỏe gan một cách hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu hướng dẫn mới nhất dưới đây!
Tổng quan về bệnh viêm gan
Viêm gan thường do virus, rượu bia, thuốc, hoặc yếu tố tự miễn gây ra. Gan đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuyển hóa chất dinh dưỡng, lọc độc tố khỏi máu và sản xuất mật để hỗ trợ tiêu hóa.Có hai loại viêm gan chính:
- Các viêm gan do virus: Gồm viêm gan A, B, C, D, E, do các loại virus khác nhau gây ra.
- Các viêm gan không do virus: Gồm viêm gan do rượu, gan nhiễm mỡ, thuốc, hoặc tự miễn.
Tổng quan về bệnh gan
Xem thêm>>> Bệnh viêm gan là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Phương pháp điều trị viêm gan
Điều trị bệnh viêm gan phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Dưới đây là các phương pháp điều trị được cập nhật đến năm 2025, bao gồm cả các tiến bộ y học mới nhất.
1. Điều trị các loại viêm gan do virus ( A, B, C, D, E)
Viêm gan virus là nguyên nhân phổ biến nhất, và mỗi loại virus sẽ ảnh hưởng đến gan khác nhau:
1.1 Viêm gan A
Con đường lây nhiễm chủ yếu của viêm gan A là đường tiêu hóa. Lây qua thực phẩm hoặc nước nhiễm bẩn. Cơ thể có thể đào thải hết virus sau vài tuần điều trị và không để lại biến chứng lâu dài.
Điều trị: Bệnh này không có cách điều trị bệnh cụ thể, chỉ cần người bệnh được nghỉ ngơi đầy đủ, dùng các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, ăn uống theo chế độ lành mạnh để cơ thể hồi phục nhanh chóng và tăng khả năng đào thải virus ra khỏi cơ thể.
1.2 Viêm gan B
Viêm gan B là một loại virus phổ biến nhất ở Việt Nam, có thể lây qua các con đường như: đườn máu, đường tình dục và từ mẹ sang con. Người mắc bệnh viêm gan B có thể cấp tính hoặc mạn tính với nguy cơ cao gây xơ gan và ung thư gan nếu không được kiểm soát.
Điều trị: Dùng thuốc kháng virus như tenofovir hoặc entecavir để ức chế sự nhân lên của virus. Theo dõi định kỳ để đánh giá chức năng gan và nguy cơ biến chứng.
1.3 Viêm gan C
Viêm gan C thường tiến triển thành mạn tính, thường lây truyền qua các con đường như dùng chung kim tiêm, xăm hình, xỏ tai bằng những dụng cụ chưa qua tiệt trùng,... Tuy nhiên cũng có thể lây qua con đường tình dục khi không sử dụng biện pháp an toàn.
Điều trị: Thuốc kháng virus tác động trực tiếp (DAA) như sofosbuvir, ledipasvir, với tỷ lệ chữa khỏi lên đến 95%.
1.4 Viêm gan D
Viêm gan D chỉ xảy ra ở những người đã nhiễm viêm gan B, làm tăng nguy cơ tổn thương gan nghiêm trọng.
Điều trị: Kết hợp thuốc kháng virus cho viêm gan B (như tenofovir) và interferon-alpha. Phòng viêm gan D bằng cách tiêm vắc xin phòng virus viêm gan B.
1.5 Viêm gan E
Khá giống với viêm gan A, viêm gan E lây qua đường tiêu hóa, vệ sinh thực phẩm thường tự khỏi, nhưng có thể nguy hiểm ở phụ nữ mang thai.
Điều trị: Hiện không có vắc xin phòng viêm gan E.
2. Điều trị viêm gan không do virus
Viêm gan không do virus thường rơi vào các trường hợp do rượu, gan nhiễm mỡ, thuốc, hoặc tự miễn, với các phác đồ điều trị cụ thể.
2.1 Viêm gan do rượu
Rượu là một trong những nguyên nhân gây độc cho gan mà còn khiến gan tăng hoạt động để đào thải rượu ra khỏi cơ thể. Ở một thời điểm nhất định, gan chỉ có thể chuyển hóa một lượng rượu nhất định. Nếu quá mức có thể khiến cơ thể ngộ độc và viêm gan cấp tính.
Điều trị: Ngừng uống rượu là cách tốt nhất để bảo vệ gan, Sử dụng thuốc hỗ trợ gan.
Viêm gan do rượu bia
2.2 Viêm gan do gan nhiễm mỡ
Điều trị theo các yếu tố: Tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh, vệ sinh thực phẩm, dùng các thuốc hỗ trợ gan.
2.3 Viêm gan do thuốc hoặc nhiễm độc
Sử dụng các loại thuốc tác dụng phụ gây độc cho gan hay tiếp xúc với các hóa chất, sử dụng thực phẩm chức năng sai cách… có thể gây viêm gan.
Điều trị tốt nhất là dừng sử dụng thuốc nghi ngờ. Một số trường hợp bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, đề xuất giảm liều hoặc thay thế bằng thuốc khác nhằm điều trị bệnh.
2.4 Viêm gan tự miễn
Bệnh này khó có thể điều trị dứt điểm,có thể dùng thuốc hoặc ngăn ngừa sự tấn công của miễn dịch tới các tế bào gan. Bệnh nhân có thể kiểm soát sau vài năm điều trị nhưng sẽ tái phát lại nếu như ngừng thuốc hoặc có nhiều trường hợp là điều trị cả đời
3. Điều trị biến chứng nặng
Trong các trường hợp suy gan hoặc xơ gan, cần can thiệp đặc biệt:
- Ghép gan: Sự lựa chọn cuối cùng cho bệnh nhân suy gan nặng hoặc ung thư gan.
- Điều trị hỗ trợ: Sử dụng thuốc lợi tiểu để kiểm soát cổ trướng, hoặc thuốc giảm áp lực tĩnh mạch cửa.
4. Hỗ trợ điều trị và chăm sóc tại nhà
- Tăng cường việc ăn uống lành mạnh như rau xanh, các thực phẩm giàu protein, các loại trái cây và ngược lại hạn chế với các thực phẩm chiên xào, dầu mỡ, thực phẩm được chế biến sẵn,..
- Tránh xa rượu bia và thuốc lá, thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt,..
Xem thêm>>> Top 10 dấu hiệu nhận biết sớm về bệnh viêm gan
Những lưu ý quan trọng khi điều trị viêm gan
Để đảm bảo điều trị bệnh viêm gan hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Uống thuốc đúng giờ theo chỉ định của bác sĩ.
- Không tự ý sử dụng thuốc không kê đơn, tránh thực phẩm bẩn hoặc hóa chất độc hại.
- Xét nghiệm men gan, siêu âm gan và các xét nghiệm virus để theo dõi tiến triển bệnh.
- Viêm gan mạn tính có thể gây căng thẳng; tham gia các nhóm hỗ trợ hoặc tư vấn tâm lý có thể giúp cải thiện tinh thần.
- Một số thuốc kháng virus có thể gây mệt mỏi, buồn nôn, hãy báo bác sĩ để điều chỉnh kịp thời.
- Thai phụ mắc viêm gan cần chủ động theo dõi thai kỳ, đặc biệt đối với các trường hợp viêm gan do virus vì có thể lây nhiễm ảnh hưởng cho thai nhi.
Thắc mắc thường gặp về điều trị viêm gan
Dưới đây là giải đáp cho các câu hỏi phổ biến về điều trị bệnh viêm gan, giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình này.
1. Bệnh viêm gan có chữa được không?
- Viêm gan A, E: Thường tự khỏi trong vài tuần đến vài tháng với chăm sóc phù hợp.
- Viêm gan C: Có tỷ lệ chữa khỏi trên 95% nhờ thuốc DAA.
- Viêm gan B, D: Không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát hiệu quả bằng thuốc kháng virus, giúp ngăn ngừa biến chứng.
2. Thời gian điều trị viêm gan kéo dài bao lâu?
- Viêm gan cấp tính: Thường kéo dài vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào loại virus và sức khỏe bệnh nhân.
- Viêm gan mạn tính: Có thể kéo dài từ vài tháng đến suốt đời, đặc biệt với viêm gan B và D.
- Yếu tố ảnh hưởng: Tuân thủ điều trị, tình trạng gan ban đầu và khả năng đáp ứng với thuốc.
3. Điều trị viêm gan có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Thai phụ mắc viêm gan B nếu không được điều trị và có phác đồ dự phòng cụ thể, bệnh có thể lây nhiễm cho thai nhi. Ngoài ra, thuốc interferon – một loại thuốc kháng virus có thể được sử dụng điều để trị viêm gan B mạn tính cũng cần ngưng sử dụng trước 6 tháng khi mang thai, vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Kết luận
Điều trị bệnh viêm gan như thế nào không chỉ phụ thuộc vào nguyên nhân mà còn là sự kết hợp giữa phác đồ y tế, chăm sóc tại nhà và lối sống lành mạnh. Với những tiến bộ y học, việc điều trị viêm gan nhìn chung không quá phức tạp và mang lại hy vọng cho bệnh nhân.Hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ, kiểm tra sức khỏe định kỳ và tiêm vắc-xin ngừa viêm gan A, B và hạn chế rượu chia cũng như có lối sống ăn uống lành mạnh hơn để giúp cho chúng ta có một lá gan khỏe mạnh.
Số lần xem: 48