Tìm hiểu bệnh viêm gan lây qua con đường nào? Cách phòng tránh hiệu quả

Ngày cập nhật: 03 tháng 7 2025
Chia sẻ

Viêm gan là một trong những vấn đề thường gặp phổ biến nhất. Việc hiểu rõ bệnh này lây qua con đường nào và phòng tránh hiệu quả là một điều khá quan trọng trong việc bảo vệ bản thân và cộng đồng. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi khám phá bệnh viêm gan lây qua con đường nào và từ đó sẽ có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả 

Viêm gan là gì?

Viêm gan là một trong những tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng ở gan, có thể xúc phát với nhiều nguyên nhân bao gồm viêm gan virus, nhiễm độc, rượu bia,... Có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan. Trong đó, viêm gan do virus gây ra là phổ biến nhất gồm có các loại chính: Viêm gan A, B,C,D,E. Việc theo dõi, chẩn đoán và điều trị viêm gan đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe gan và tổng thể của cơ thể.

Viêm gan lây qua đường nào?

Mỗi loại viêm gan có đường lây nhiễm khác nhau và để hiểu rõ hơn về từng loại viêm gan, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết dưới đây:

Viêm gan A

Viêm gan A chủ yếu lây qua đường đường tiêu hóa. Virus sẽ tấn công vào gan, gây ra tình trạng viêm nhiễm, làm tổn thương các tế bào gan và ảnh hưởng đến chức năng gan. Trong một số trường hợp, viêm gan A có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như suy gan, thậm chí tử vong và con đường viêm gan A lây nhiễm bao gồm:

  • Vệ sinh cá nhân kém,không rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với người nhiễm viêm gan A như phân và nước tiểu.
  • Dùng nguồn nước có chứa virus viêm gan để sinh hoạt và ăn uống hàng ngày sẽ dẫn đến nguy cơ bị nhiễm bệnh.
  • Dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh ( khăn mặt, bàn chải đánh răng,...)
  • Không sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ với người bị viêm gan A.

Viêm gan B

Viêm gan B với tốc độ lây nhiễm khá cao và chiếm tỷ lệ cao đối với người dân ở Việt Nam. Bệnh có khả năng tiến triển thành viêm gan mạn tính nếu không được điều trị kịp thời, nhất là với trẻ bị lây truyền bệnh lý từ mẹ. Con đường viêm gan B có thể truyền qua:

  • Quan hệ tình dục không an toàn với người bị viêm gan B. Đáng chú ý là qua hệ qua đường miệng và qua đường hậu môn cũng có khả năng lây nhiễm bệnh.
  • Lây truyền từ mẹ sang con trong những tháng cuối mang thai và những tháng đầu mới sinh nở. 
  • Lây qua đường máu thông qua việc tái sử dụng lại kim tiêm và đồng thời sử dụng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo, khăn,... cũng sẽ gây lây truyền. 
  • Viêm gan B có thể tồn trong nhiều loại dịch của cơ thể như tinh dịch, dịch âm đạo, nước tiểu, mồ hôi. 

Virus viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con

Virus viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con 

Viêm gan C

 Viêm gan C là loại virus mạch đơn, xâm nhập thẳng vào cơ thể qua đường máu rồi tấn công gan. Nếu bị viêm gan C lâu dài không được chữa trị có thể sẽ dẫn đến nguy cơ xơ gan, suy gan và ung thư gan rất cao. Con đường lây truyền của viêm gan C chủ yếu qua máu với nguyên nhân là do không phát hiện được virus trong máu của người hiến máu và các con đường lây truyền như:

  • Qua đường máu: Do không phát hiện được virus trong máu cụ thể như dùng chinh kim tiêm, các vật dụng cá nhân có thể xảy ra vết xước như dao cạo, bàn chải đánh răng, kiêm cắt móng chân, dụng cụ cạo gió,... đến khuyên xỏ tai, xăm hình, châm cứu với các dụng cụ không được qua khử trùng.
  • Qua đường tình dục: Nếu không sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục cũng sẽ bị nhiễm. Nếu trong tinh dịch của người đàn ông mắc bệnh viêm gan C có chứa máu và thông qua các vết xước ở niệu đạo trong quá trình quan hệ tình dục, virus  có thể tấn công người bạn tình của họ một cách dễ dàng. Tránh những hành vi tình dục có nguy cơ cao gây chảy máu, tránh giao hợp khi hành kinh và sử dụng biện pháp phòng tránh mỗi khi quan hệ nhằm tránh lây nhiễm bệnh sang bạn tình.
  • Từ mẹ sang con: Có thể lây truyền nhưng trường hợp này chiếm tỷ lệ thấp khoảng trên dưới 5%. Nếu mẹ mắc bệnh viêm gan C trong quá trình mang thai sẽ dẫn đến trẻ sẽ có nguy cơ lây nhiễm. 

Viêm gan D

Viêm gan D gây tổn thương và suy giảm chức năng gan nhưng khác với các loại virus khác, viêm gan D không thể tự nhiễm khi xuất hiện ở người đã bị nhiễm viêm gan B. Con đường lây cũng sẽ tương tự như viêm gan B:

  • Qua máu hoặc dịch cơ thể như: tinh dịch, dịch âm đạo, nước tiểu, truyền từ mẹ sang con.
  • Dùng chung kim tiêm, quan hệ tình dục không an toàn.

Viêm gan E

Viêm gan E lây qua đường phân - miệng tương tự như viêm gan A: 

  • Nước uống hoặc thực phẩm bị ô nhiễm.
  • Vệ sinh môi trường kém, đặc biệt ở các khu vực đang phát triển.

Xem thêm>>> Phân biệt sự khác nhau giữa các viêm gan A, B, C, D, E

Cần lưu ý các triệu chứng của bệnh viêm gan 

Một số dấu hiệu phổ biến khi bạn phát hiện sớm sẽ giúp điều trị hiệu quả:

  • Vàng da, vàng mắt vàng: Do gan không xử lý được bilirubin.
  • Mệt mỏi, chán ăn: Cơ thể suy nhược, không muốn ăn uống.
  • Nước tiểu sẫm màu, phân có màu nhạt: Dấu hiệu rối loạn chức năng gan.
  • Đau tức vùng gan (phía trên bên phải bụng).
  • Sốt nhẹ, buồn nôn: Thường gặp ở giai đoạn đầu.

Các phương pháp phòng bệnh viêm gan hiệu quả

Phòng tránh bệnh viêm gan để đảm bảo an toàn cho bạn, nếu bạn áp dụng đúng các biện pháp dưới đây. Kết hợp nhiều phương pháp sẽ mang lại hiệu quả tối ưu.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Rửa tay thường xuyên: Đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Đảm bảo vệ sinh thực phẩm: Rửa sạch rau củ, nấu chín thực phẩm, uống nước đun sôi.
  • Không nên dùng chung đồ cá nhân: Như bàn chải, dao cạo, kim tiêm.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng biện pháp an toàn để giảm nguy cơ lây viêm gan B, C.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thay đổi thói quen sinh hoạt 

Xem thêm>>> Top 10 loại thực phẩm tốt cho người viêm gan 

Tiêm phòng vắc-xin

Tiêm vắc-xin phòng viêm gan là một trong những biện pháp hiệu quả nhất giúp phòng ngừa bệnh tốt nhất:

  • Vắc-xin viêm gan A: Phù hợp với mọi đối tượng và trẻ em từ 1 tuổi trở lên có thể tiêm phòng, hiệu quả bảo vệ lên đến 95%-100% sau khi hoàn tất liệu trình.
  • Vắc-xin viêm gan B: Quan trọng và phổ biến đăch biệt ở Việt Nam, phù hợp với trẻ sơ sinh( tiêm mũi đầu trong vòng 24 giờ sau sinh) và người lớn chưa tiêm phòng. Với tỷ lệ >95% hiệu quả.
  • Hiện chưa có vắc-xin cho viêm gan C, D, E, do đó cần chú trọng các biện pháp phòng ngừa khác.

Tiêm phòng vắc-xin

Tiêm phòng vắc-xin

Xem thêm>>> Điều Trị Bệnh Viêm Gan Như Thế Nào?

Kết luận

Bệnh viêm gan là một mối đe dọa sức khỏe nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh nếu bạn hiểu rõ bệnh viêm gan lây qua đường nào và áp dụng các cách phòng tránh hiệu quả. Từ việc thay đổi thói quen sinh hoạt, tiêm phòng vắc-xin đến tầm soát định kỳ, mỗi hành động đều góp phần bảo vệ bản thân và gia đình.

Hãy hành động ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình! Đi khám sức khỏe, tiêm vắc-xin và chia sẻ bài viết này để nâng cao nhận thức về phòng ngừa viêm gan trong cộng đồng.


 

Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn
Đánh giá của bạn:
*
*
*
 Captcha

Số lần xem: 56

Thuocviemgan.com - Nhà thuốc online chuyên thuốc kê toa và tư vấn chuyên sâu các bệnh lý về gan

Địa chỉ: 313 đường Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Tư vấn bệnh và đặt thuốc: 0916081800

Email: dsquang4.0@gmail.com

Website: www.thuocviemgan.com

Metamed 2025