Virus viêm gan A lây qua con đường nào? Cách phòng tránh hiệu quả

Tác giả: Trần Bình
Ngày cập nhật: 03 tháng 7 2025
Chia sẻ

Viêm gan A là một bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến gan do virus viêm gan A ( HAV). Đây cũng là một trong những bệnh lý phổ biến ở nhiều quốc gia. Theo Tổ chức Y tế Thế Giới ( WHO), viêm gan A với 90% mắc bệnh do tiêu thụ nước hoặc thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn. Chiếm khoảng 10-15% ca nhiễm có thế tiếp xúc gần gũi (quan hệ tình dục bằng miệng hoặc hậu môn). Hiểu rõ về cách thức lây bệnh của viêm gan A và cách phòng tránh hiệu quả là chìa khóa giúp bảo vệ được sức khỏe của bạn và ngăn ngừa lây lan trong cộng đồng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết về con đường lây nhiễm, triệu chứng, khả năng điều trị, và các biện pháp phòng ngừa thực tế để bạn có thể bảo vệ lá gan khỏe mạnh.

Viêm gan A là gì?

Viêm gan A là một bệnh viêm gan cấp tính do virus viêm gan A (HAV) gây ra, thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa.  Virus này tấn công gan, làm ảnh hưởng đến chức năng gan, gây ra viêm nhiễm và làm suy giảm khả năng thải độc và chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Bệnh thường có triệu chứng nhẹ như mệt mỏi, chán ăn, vàng da, buồn nôn,... Không giống như viêm gan B hay C, viêm gan A hiếm khi tiến triển thành bệnh mạn tính và thường tự khỏi sau vài tuần đến vài tháng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có hàng triệu ca nhiễm viêm gan A trên toàn cầu. Bệnh phổ biến hơn ở trẻ em do thói quen vệ sinh chưa tốt, nhưng người lớn cũng có nguy cơ nếu không áp dụng biện pháp phòng ngừa. Hiểu rõ về viêm gan A giúp bạn nhận biết sớm các con đường lây nhiễm, triệu chứng, và cách bảo vệ bản thân cũng như gia đình.

Viêm gan A lây qua đường nào?

Con đường lây truyền chính của virus viêm gan A là qua đường tiêu hóa, bằng cách tiêu thụ thực phẩm hoặc nước uống có chứa virus. Ngoài ra, virus còn lây truyền qua đường phân - miệng, nghĩa là virus từ phân của người bệnh xâm nhập vào cơ thể người khác qua miệng. Dưới đây là các con đường lây nhiễm cụ thể: 

Thực phẩm nhiễm bẩn

Đây là con đường phổ biến nhưng dễ bị bỏ qua nhất. Virus viêm gan A tồn tại khá lâu trong môi trường ngoài cơ thể, đặc biệt là trong các loại thực phẩm như rau sống, trái cây không rửa hoặc chưa rửa sạch hay các hải sản ( sò, nghêu, hàu) ở những vùng nước bị ô nhiễm là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh nhiễm virus HAV. Với những thực phẩm không được nấu chín kỹ ( gỏi, sushi, salad) nguy cơ dễ mang virus nhiều hơn.


Ăn thực phẩm không an toàn sẽ gây ra bênh viêm gan A

Ăn thực phẩm không an toàn sẽ gây ra bênh viêm gan A

Nguồn nước không đảm bảo an toàn

Uống nước từ nguồn nhiễm bẩn như nước máy chưa qua xử lý hoặc nước giếng bị ô nhiễm, nước đá hoặc đồ uống chế biến từ nguồn nước không được đảm bảo là con đường lây nhiễm phổ biến ở các khu vực thiếu nước sạch hoặc hệ thống xử lý chất thải kém. Đặc biệt là ở các vùng nông thôn hoặc khi đi du lịch đến những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan A cao.

Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp (phân- miệng)

Virus HAV có thể lây qua tay bẩn, tiếp xúc với đồ vật hoặc bề mặt có dính virus từ phân người bệnh. Những hành động tưởng chừng vô hại như không rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn cũng có thể là “cầu nối” cho virus đi vào cơ thể.

Dùng chung đồ dùng cá nhân

Khi dùng chung các đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh hoặc mang mầm bệnh tiềm ẩn như dao cạo, kiềm cắt móng, khăn mặt,... có thẻ khiến bạn vô tình tiếp xúc với virus. Mặc dù khá hiếm không phổ biến như các con đường trên, nhưng đây vẫn là nguy cơ cần lưu ý.

Quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm bệnh sẽ lây truyền qua đường máu nhưng tỷ lệ thấp vì có rất ít virus viêm gan A trong máu người bệnh. Nhưng để bảo vệ sức khỏe cần dùng biện pháp an toàn để giảm nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục.

Xem thêm>>>Bệnh viêm gan là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Triệu chứng của bệnh viêm gan A

Bệnh viêm gan A đa phần thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu bất thường và dễ gây nhầm lẫn với các tình trạng nhiễm khác. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Mệt mỏi và sốt nhẹ: Người bệnh thường có cảm giác uể oải, mất năng lượng, sốt nhẹ hoặc sốt cao trong vài ngày đầu.Triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường nên thường bị bỏ qua.
  • Vàng da và vàng mắt: Da và lòng trắng mắt chuyển màu vàng do tích tụ bilirubin trong máu. Đây cũng là triệu chứng điển hình và dễ nhận biết nhất của viêm gan A.
  • Nước tiểu sẫm màu: Nước tiểu có màu nâu đậm, giống màu trà. Điều này là do sự tăng cao của bilirubin được đào thải qua nước tiểu.
  • Phân bạc màu: Một dấu hiệu khác là phân có màu nhạt, đôi khi giống màu đất sét, phản ánh sự rối loạn bài tiết mật của gan.
  • Đau tức vùng gan: Người bệnh có thể cảm thấy đau hoặc căng tức ở vùng hạ sườn phải, nơi gan nằm. Cảm giác này có thể âm ỉ hoặc tăng dần theo thời gian.
  • Buồn nôn và chán ăn: Triệu chứng thường gặp là buồn nôn, nôn ói nhẹ, mất cảm giác thèm ăn, từ đó dẫn đến sụt cân nhanh nếu không được điều trị kịp thời.
  • Đau bụng hoặc tiêu chảy: Một số bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em, có thể gặp các vấn đề tiêu hóa như đau bụng âm ỉ, đầy hơi hoặc tiêu chảy nhẹ.

Bệnh viêm gan A có chữa được không?

Viêm gan A là một bệnh có khả năng tự khỏi trong hầu hết các trường hợp. Không giống như viêm gan B và C, viêm gan A không gây ra viêm mạn tính, cơ thể có thể tự loại bỏ virus thông qua hệ miễn dịch. Tuy nhiên, việc chăm sóc và điều trị triệu chứng đúng cách là rất quan trọng để hỗ trợ quá trình hồi phục và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Dưới đây là các phương pháp điều trị viêm gan A:

  • Cần nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc từ 7-8 giờ mỗi đêm, tránh làm những công việc nặng nhọc và căng thẳng để gan có thời gian phục hồi. 
  • Ưu tiên ăn những thực phẩm dễ tiêu như súp, rau củ luộc (bí đỏ, cà rốt), trái cây ít đường (táo, lê). Ngược lại, cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chiên xào, cay nóng và nhiều dầu mỡ hoặc các đồ ăn chế biến sẵn. Uống đủ 2 lít/ngày để hỗ trợ thải độc tố ra ngoài và năng ngừa bị mất nước 
  • Thường xuyên theo dõi các triệu chứng, dùng thuốc giảm sốt (paracetamol liều thấp) hoặc thuốc chống nôn theo chỉ định bác sĩ. Tránh sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, vì chúng có thể gây hại thêm cho gan.

Nghĩ ngơi đầy đủ sẽ khôi phục bệnh viêm gan A

Nghĩ ngơi đầy đủ sẽ khôi phục bệnh viêm gan A

Cách phòng tránh viêm gan A hiệu quả

Phòng ngừa viêm gan A là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe gan và ngăn chặn lây lan trong cộng đồng. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, dễ áp dụng trong cuộc sống hàng ngày: 

Giữ vệ sinh cá nhân

Vệ sinh cá nhân cũng là một trong những cách phòng ngừa virus. Trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cần phải rửa tay sạch sẽ. Không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải,..

Đảm bảo an toàn thực phẩm

Các loại rau củ cần ngâm trong nước muối loãng hoặc dung dịch rửa rau. Đối với các loại hải sản ( nghêu, hàu, sò) và thịt cần phải nấu chín kỹ thức ăn để tiêu diệt virus HAV. Nên uống nước đun sôi, nước đóng chai hoặc nước từ các nguồn uy tín.Tránh uống nước máy chưa qua lọc, nước đá không rõ nguồn gốc hoặc nước giếng khoan chưa xử lý.

Tiêm vaccine viêm gan A

Một trong những cách phòng bệnh tốt nhất đó là tiêm phòng vaccine vì có khả năng bảo vệ đến 95% với những đối tượng nên tiêm trẻ em từ 1 tuổi trở lên, người đi du lịch đến những nơi có tỷ lệ viêm gan A cao, người chưa từng bị nhiễm HAV, người làm nghề tiếp xúc với thực phẩm và nhân viên y tế.

Tiêm ngừa vaccine để phòng bệnh viêm gan A

Tiêm ngừa vaccine để phòng bệnh viêm gan A

Tránh tiếp xúc với người bệnh

  • Tránh chia sẻ các đồ dùng cá nhân (dao cạo, bàn chải, khăn mặt) với người bị nhiễm HAV.
  • Sử dụng cồn hoặc dung dịch vệ sinh tay nắm cửa hoặc các đồ dùng tiếp xúc thường xuyên.
  • Cần đeo khăn tay và vệ sinh tay kỹ khi chăm sóc người bệnh.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

  • Xét nghiệm kháng thể HAV: Giúp xác định bạn có cần tiêm vaccine hay đã có miễn dịch.
  • Kiểm tra chức năng gan: Thực hiện xét nghiệm men gan (ALT, AST) hoặc siêu âm gan mỗi 1-2 năm, đặc biệt nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao (người sống ở khu vực thiếu vệ sinh, người có bệnh gan nền).

Xem thêm>>>Tìm hiểu bệnh viêm gan lây qua con đường nào? 

Kết luận

Hiểu rõ viêm gan A lây qua đường nào và áp dụng các cách phòng tránh hiệu quả là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe gan và ngăn ngừa lây lan trong cộng đồng. Virus viêm gan A chủ yếu lây qua đường phân-miệng, thông qua thực phẩm, nước uống nhiễm bẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, với các biện pháp đơn giản như tiêm vaccine, giữ vệ sinh cá nhân, đảm bảo an toàn thực phẩm, và kiểm tra sức khỏe định kỳ, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Hãy bắt đầu áp dụng các biện pháp này ngay hôm nay, chia sẻ kiến thức với người thân, và cùng nhau xây dựng một lối sống lành mạnh để bảo vệ lá gan khỏe mạnh.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về viêm gan A, các bệnh gan khác, hoặc cách chăm sóc sức khỏe gan, hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của chúng tôi. Hành động ngay để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình!

Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn
Đánh giá của bạn:
*
*
*
 Captcha

Số lần xem: 32

Thuocviemgan.com - Nhà thuốc online chuyên thuốc kê toa và tư vấn chuyên sâu các bệnh lý về gan

Địa chỉ: 313 đường Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Tư vấn bệnh và đặt thuốc: 0916081800

Email: dsquang4.0@gmail.com

Website: www.thuocviemgan.com

Metamed 2025